TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Khi nào cần giáo dục giới tính cho trẻ?

Vì yêu con, chúng ta đang vô tình đặt áp lực lên chúng. Còn bé thì “khổ vì ăn”, lớn lên thì áp lực học giỏi, nhất lớp, nhì trường, tam quận, và… thành phố thi “kiểu gì mày cũng phải đem về cái giải đấy nhé. Chính vì vậy, trẻ con như con xúc xắc quay vòng trong cái lọ thi cử và những kỳ vọng của cha mẹ.

Làm thế nào để cha mẹ không là người vô tình đặt một “cục gạch” lên đôi vai bé thơ của các con? Sau đây là kinh nghiệm của chị Lý Hải Yến - Khoa TT và VH Đối ngoại , Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Con cần được khen ngợi

Trẻ con cần được khen ngợi đúng lúc. Đặt con trong vòng xoáy kỳ vọng, nhiều người, dù hài lòng với sự phấn đấu của con, nhưng sợ con “tự mãn”, vì vậy rất kiệm lời khen con.

Trong một cuộc giao lưu giữa phụ huynh và các con ở lứa tuổi THCS, khi được hỏi “Ai trong số các anh chị vừa khen ngợi con trong vòng 24 giờ qua"- trong số khoảng 400 bậc cha mẹ tham gia, chỉ có duy nhất hai cánh tay giơ lên.

“Nếu con bị điểm kém, cha mẹ con sẽ nói gì” – khoảng ngần đó cháu học sinh đồng thanh hô “đánh, mắng, chửi ạ”, thậm chí có cháu nói “Bố mẹ em bảo sao mày ngu thế”.


Một cháu học sinh lớp 4 đã viết trong bức thư cuối năm gửi cô giáo: "Bố con bảo con học hành thế này làm sao mà thi được vào trường Ams, khiến con buồn lắm. Con biết không phải ai sinh ra cũng giỏi giang, Bố mẹ con học rất giỏi, nên con thấy con thật ngu dốt không được như bố mẹ con”. Có cháu lại nói: “Ai cũng học thứ nhất thứ nhì lớp thì ai đứng thứ ba mươi, bốn mươi?”

Đôi khi những câu nói vô tình của cha mẹ đã làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, và chúng thậm chí còn theo con đến mãi sau này.

Lời khen cũng vậy, lời khen đúng lúc như ly kem ngọt ngào đúng lúc con đang khát nước. Khen ngợi trong sự khích lệ, và giúp con giải tỏa những áp lực con gặp phải ở ngoài xã hội, trường học.

Và khi con không đạt được như mong muốn và kỳ vọng, thì cũng đừng vô tình để nỗi thất vọng ấy làm tổn thương con trẻ. Cá nhân tôi thấy hoàn toàn thoải mái nếu trong vở con có xơi điểm năm, và câu mà tôi nói là “may mà con không bị bốn”. Hay khi cháu học lớp 2, cháu đứng thứ 29 trên 30, tôi và con vẫn đùa nhau “con vẫn còn khỏe vì còn cõng được một bạn trên lưng”.

Tôi tin rằng, học hành như một cuộc đua chạy việt dã, hãy bước những bước thật chậm rãi và đều đặn trong những chặng đầu tiên và tăng tốc dần dần, con sẽ là người chiến thắng.

Dành thời gian cho con

Dành thời để chia sẻ cùng con mọi vấn đề mà chúng đang gặp phải hàng ngày. Thực tế, nhu cầu giao tiếp của trẻ là nhu cầu lớn nhất. Chúng luôn có nhu cầu được có một người bạn ở bên. Và sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta dành thời gian để làm bạn cùng con.Ở một trường tiểu học, giáo viên ra đề bài “Con hãy viết lại cảm nghĩ của con về gia đình mình”. Được khuyến khích hãy viết thật cảm xúc của mình, tôi giật mình khi có cháu (lớp 4) viết “Mẹ em suốt ngày lên facebook. Em nghĩ chia sẻ trên facebook cũng tốt thôi, nhưng không cần thiết phải nhiều như vậy. Bố em cũng rất tức với việc này. Có lần bố đập bàn ghế, em thấy rất buồn”. Cháu khác lại viết: “Bố mẹ em đi suốt ngày, em thường ở nhà với cô osin. Em ước gì mẹ em tìm được việc làm như cô osin để em được ngủ với mẹ hàng đêm”. Theo cô giáo chủ nhiệm, các cháu bé này thường tỏ ra rất tự ti về mặt cảm xúc, trong lớp các cháu không được vô tư hồn nhiên như các bạn khác, ai nói chạm đến là rưng rưng khóc.

Làm bạn cùng con bằng cách nào? Thật ra thì không khó khi ta đặt mình vào vị trí của con, nói ngôn ngữ của con để tạo cho chúng sự thoải mái khi trò chuyện và cũng để kịp thời uốn nắn cho con được hoàn thiện hơn. Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ có nhu cầu rất cao trong giao tiếp cảm xúc. Trò chuyện với con còn quan trọng hơn cho con ăn ngon và mặc đẹp. Vì hôm nay con không ăn, ngày mai con có thể ăn bù. Nhưng trò chuyện để giúp con hoàn thiện nhân cách thì không thể có cơ hội lần thứ hai. Mỗi ngày qua đi là một ngày đã mất. Khoa học chứng minh rằng, đến 8 tuổi, coi như tâm lý – nhân cách – quan điểm sống cơ bản đã hoàn thiện được khoảng 70-80%.


Dạy con biểu đạt lòng yêu thương và trách nhiệm

Có câu “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”. Nhưng tôi nghĩ, đợi đến khi đứa trẻ trưởng thành, mới hiểu công ơn cha mẹ thì cũng hơi muộn.

Nếu con đã bắt đầu đến tuổi đi học, để con hiểu việc chăm sóc con cha mẹ đã vất vả như thế nào, hãy hướng con tìm hiểu việc nuôi thú cưng. Nếu đứa trẻ nuôi động vật, chúng sẽ tự nguyện chăm sóc con vật của mình. Chúng cũng thấy việc tắm cho mèo, cho mèo ăn hay lo lắng cho con mèo khi nó “khó ở”, hay khi chúng bị lạc… Từ đó chúng hiểu ra nỗi vất vả của cha mẹ, sống có trách nhiệm và biết sẻ chia hơn.

Con trai tôi có nuôi một con mèo. Một hôm con mèo đi lạc, cả nhà tôi đã đi tìm khắp sân khu tập thể cũng không thấy. Lo lắng và thương con vật cưng, cháu đã khóc. Nhìn thằng con trai bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu vỡ giọng, tiếng khóc tồ tồ, tôi phải quay đi để khỏi bật cười. Sau đó một thời gian, một hôm hết giờ tan học đã hơn 1 tiếng, con trai tôi vẫn chưa về nhà. Trời mùa đông tối nhanh, cả gia đình rất lo lắng. Khoảng hơn 7giờ cháu mới về, quần áo lấm lem. Cháu nói tắc đường. Tôi tạm thời chấp nhận lý do về muộn. Đêm đó, tôi rất lo lắng, những dấu hiệu gần đây cho thấy cu cậu đã bắt đầu biết nói dối. Không phải tắc đường, mà học xong cháu còn đưa bạn gái về, rồi mới về nhà.

Sáng hôm sau, trong gói quà sáng của con, tôi kẹp vào đó một bức thư ngắn, chỉ khoảng chục dòng.

Tôi nhớ mình đã viết: “Con còn nhớ vụ con mèo đi lạc và cả nhà lo lắng đi tìm, còn con đã khóc không? Con mèo có đi xa lắm cũng không ra khỏi khu chung cư, và chúng ta còn có định hướng tìm nó ở một chỗ nào đó. Nếu nó mất, chúng ta lại có thể nuôi con mèo khác. Còn mẹ, hôm qua, đã không biết đi tìm con mèo là con ở đâu trong cái thành phố này. Tai nạn, trộm cắp, đánh nhau… con liệu có hình dung ra mẹ đã như thế nào không? Con hãy nhớ lại cảm giác con bấn lên khi không thấy con mèo mà hiểu cho mẹ nhé! Mẹ cũng có thể khóc như con”. Và sau buổi sáng hôm đó, tôi bắt đầu quan sát. Có sự chuyển biến rõ ràng trong những hành xử của con về sau.

Nói những điều khó nói với con đang tuổi vị thành niên

Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất châu Á và đứng thứ hai trên thế giới, trong đó độ tuổi nữ phá thai ngày càng trẻ. Trên báo chí, chúng ta thấy có những em bé 12, 13, 14 đã có thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ quan hệ tình dục ở lứa tuổi học đường cũng gia tăng.

Nhiều bạn bè của tôi từng hốt hoảng khi thấy con yêu ở lứa tuổi cấp 2. Thay vì hốt hoảng, tôi nghĩ cần mừng, vì con đã là một chàng trai hoặc một cô gái thực thụ.

Tạo hóa sinh ra và cho con người cảm xúc kỳ diệu là tình yêu, thì tại sao lại kìm nén. Né tránh nói với con về tình yêu, tình dục, cho rằng, còn bé phải lo học, chưa được nói chuyện người lớn là một sai lầm. Hoa đến thì hoa nở, đừng có ép uổng nở sớm hay nở muộn.

Không tránh né các câu hỏi về sex, nói với con gái hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn, nói với con trai về trách nhiệm phải giữ gìn cho bạn gái, và nói với cả con trai và con gái tác dụng của các biện pháp tránh thai. Thử hỏi, một cậu trai 17 sẽ làm thế nào nếu cậu ấy chưa khi nào nhìn thấy cái bao cao su? Bối rối, khó xử, lúng túng – chắc chắn là thế. Vậy tại sao chúng ta không mua vài chục cái rồi coi nó như đồ chơi, bóc ra cho con xem lần đầu, rồi để đó cho nó tìm hiểu.

Có người sẽ sốc, bảo như vậy là vẽ đường cho hươu chạy. Nhưng, tôi quan niệm vẽ đường cho nó chạy đúng, còn hơn để nó tự mày mò rồi chạy loạn lên. Đến khi xảy ra hậu quả, cả hai bên gia đình cùng ngỡ ngàng: “Con của tôi ngoan, học giỏi, sao giờ lại ra nông nỗi này?”. Xin thưa, càng những con mọt sách, càng ngô nghê về chuyện này.
Tôi đã đem con ra thử nghiệm chuyện này. Điều tôi phát hiện ra là trẻ con rất thích tìm hiểu về giới tính, và chủ yếu là tò mò. Khi ta nói cho chúng nghe, biến những điều bí mật thành những điều bình thường như ăn và ngủ, từ đó xây dựng hình tượng mẫu cao đẹp về tình yêu và giá trị đích thực của tình yêu, tự nhiên chúng sẽ thấy bản thân chúng không thể hồ đồ với chuyện đó. Con trai tôi vẫn đùa với mẹ “Thịt anh thơm thế này, làm sao mà cho đứa nào được, ta cứ ở vậy cho gái nó… thèm”.

Cấm con yêu, cấm con không được “làm điều xấu”… tức là chúng ta cũng vô tình gây áp lực cho con, khiến chúng thấy việc thích một cô bạn gái, một anh chàng đẹp trai là tội lỗi ở lứa học sinh.

TH

Chú ý: Trên đây là những thắc mắc về tâm lý, Hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý sức khỏe 19008909 hay 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em