TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Chủ động ngừa bệnh đau mắt đỏ

LTS: Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) hiện tại vẫn chưa có xu hướng thuyên giảm mà ngày càng lan rộng ở cả miền Bắc và miền Nam. Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương, khoảng 20% trong tổng số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ.    

Tại BV Mắt TP. Hồ Chí Minh, có gần 2.000 lượt bệnh nhân (BN) đến khám trong 2 tuần gần đây. Các chuyên gia kết, giác mạc nhận định: năm nay, bệnh xuất hiện muộn hơn (thông thường, dịch xảy ra vào mùa mưa trong tháng 6, 7, 8 hàng năm) nhưng tiến triển nhanh và mức độ trầm trọng hơn. Làm thế nào để phòng tránh hiệu quả cũng như tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc? Xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Phạm Ngọc Đông - Trưởng khoa Kết, giác mạc BV Mắt Trung ương về căn bệnh này.


     Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc cấp
     Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp.
     Viêm kết mạc cấp biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng như cộm mắt, ngứa, có tiết tố (rử mắt). Phần kết mạc (lòng trắng) đỏ dần, có thể đỏ toàn bộ mắt. Nặng hơn, mi mắt có thể sưng nề, đỏ. Bệnh nhân có thể thấy nước mắt chảy ra có màu hồng do các mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết, thoát huyết tương. Phần kết mạc mi có thể có giả mạc trắng. Điểm đặc biệt trong viêm kết mạc cấp là bệnh nhân không bị giảm thị lực (khả năng nhìn trước và khi bị bệnh là như nhau). Bệnh nhân có thể khó nhìn do rử mắt che khuất, sau khi lau sạch rử, mắt lại nhìn được bình thường.
     Viêm kết mạc cấp có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra.
     Viêm kết mạc do vi khuẩn
     Bệnh biểu hiện cấp tính hoặc bán cấp với các triệu chứng: đỏ mắt, có tiết tố, phù, chảy nước mắt, kích thích. Tiết tố có thể có mủ hoặc mủ nhầy: gồm các tế bào, vi khuẩn, bạch cầu. Giả mạc có thể gặp trong viêm kết mạc do vi khuẩn, thường do H. influenza, streptococcus pneumoniae, corynebacterium diphtheriae gây ra.
     Viêm kết mạc do virut
     Viêm kết mạc do Adenovirus: biểu hiện đặc trưng là có hột, dấu hiệu này thường không có trong viêm kết mạc vi khuẩn. Biểu hiện một trong các dạng sau:
     - Viêm kết mạc có hột cấp tính: Adenovirus typ 1, 2, 4-6, 19. Bắt đầu ở 1 mắt, sau đó lan dần sang 2 mắt. Giai đoạn cấp kéo dài 21 ngày, phục hồi hoàn toàn sau 28 ngày.
     - Viêm kết mạc họng hạch (PharyngonoConjuctival Fever) do Adenovirus týp 3, 7 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện sốt, viêm kết mạc, viêm họng, đau đầu, tiêu chảy, ban đỏ, nổi hạch. Bệnh kéo dài 10-14 ngày, khỏi không để lại di chứng.
     Viêm kết mạc cấp xuất huyết: do Enterovius 70 gây ra với các triệu chứng tương tự như trên và kèm theo xuất huyết kết mạc.
     Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm, một số bệnh cũng có biểu hiện đỏ mắt nhưng lại không phải là viêm kết mạc cấp như viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đỏ mắt, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán bệnh đúng và điều trị kịp thời.
     Không tự ý điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc
Với các trường hợp viêm kết mạc cấp, cho dù do vi khuẩn hay virut gây ra thì bệnh nhân cũng vẫn cần dùng kháng sinh tra tại mắt nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh (với viêm kết mạc do vi khuẩn) hoặc chống bội nhiễm (với viêm kết mạc do virut). Tùy theo mức độ viêm nặng hay nhẹ, các bác sĩ có thể cân nhắc dùng corticoid dạng tra mắt để làm giảm mức độ viêm, giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Việc dùng loại thuốc nào, với liều bao nhiêu phải do bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc, nhất là khi dùng corticoid tra mắt. Nếu được điều trị đúng, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì trong vòng 10 - 15 ngày điều trị.
     Khi bị bệnh, không nên tự ý điều trị hoặc dùng thuốc của người khác vì một số bệnh nhân có thể có các biến chứng ở giác mạc. Tuyệt đối không được đắp lá, xông lá trầu không vì những biện pháp này không những không làm bệnh khỏi nhanh hơn mà còn có thể gây nhiễm khuẩn hoặc bỏng giác mạc, kết mạc.
     Viêm kết mạc hoàn toàn có thể phòng tránh
     Viêm kết mạc cấp, đặc biệt là viêm kết mạc cấp do virut có khả năng lây lan nhanh, làm cho nhiều người mắc bệnh. Viêm kết mạc cấp lây lan chủ yếu qua đường tay - mắt. Vì vậy, để phòng viêm kết mạc cấp, cả bệnh nhân và người chưa mắc bệnh cần phải có ý thức về phòng bệnh.
     Với người đang bị viêm kết mạc cấp: cần rửa tay ngay bằng xà phòng sau mỗi lần lau mắt, tra thuốc. Khăn mặt, khăn trải gối cần được giặt sạch bằng xà phòng. Cần để riêng các giấy, bông lau mắt vì đây là nguồn nhiễm tác nhân gây bệnh quan trọng. Nếu có điều kiện, người bệnh nên cách ly (nghỉ học, nghỉ làm việc). Khi bị bệnh, cần đi khám để được điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian mang bệnh cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
     Với người chưa mắc bệnh: hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nhân viên y tế sau khi khám cho bệnh nhân đau mắt đỏ phải rửa tay ngay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn tay để tránh lây bệnh cho mình và cho những bệnh nhân khác. Cần chú ý xử lý tiệt khuẩn các dụng cụ khám mắt cho bệnh nhân viêm kết mạc cấp để tránh lây lan trong bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt bằng nước sạch. Có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

 Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầutrieu chung ban dau cua hiv

Nguồn cachchuabenh.net

Tin liên quan:

Ẩn ý sau những câu hỏi của nàng

Nàng hỏi bạn một câu, và bạn trả lời thành thật nhưng nàng lại giận dữ. Tại sao lại như vậy, nói sự thật mà nàng cũng giận?
Sau đây trang Menhealth đưa ra một số gợi ý giúp bạn hiểu những câu hỏi của nàng:
“Tại sao anh lại chia tay bạn gái cũ?
Những nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) cho thấy phụ nữ thường lấy những cư xử tình cảm của chàng trong quá khứ để dự đoán những xung đột trong tương lai. Nếu trước đây bạn từng lừa dối người con gái khác thì bây giờ nàng sẽ tự động rời bỏ bạn.
Lời khuyên cho bạn là hãy trung thực và nhấn mạnh rằng tất cả chỉ là quá khứ. Và không nên dùng những cụm từ dễ gây xúc động như tên bạn gái cũ. Thay vì nói: “Louis rất hay ghen” bạn có thể nói: “Cô ấy đã là một cô gái rất tuyệt nhưng bọn anh không hợp nhau”. “Đã” là một từ mạnh, trong trường hợp này nó ám chỉ rằng người con gái đó chỉ là quá khứ.











“Anh thích ai trong số đám bạn của em?”
Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi trả lời câu hỏi này. Một nghiên cứu đăng trên tờ Nhân cách và Tâm lý xã hội (Mỹ) cho thấy 90% phụ nữ xem trò tán tỉnh dù vô hại như mối đe dọa.
Vì thế, bạn không nên lựa chọn bất cứ ai để chú ý đặc biệt.
Nàng không muốn một câu trả lời đúng, nàng chỉ muốn biết liệu bạn có tỏ ra bình thản dưới áp lực không. Thay vì chọn ra một cái tên, bạn hãy nói lựa ra hai người và nhận xét, chẳng hạn: “Claire, bởi vì cô ấy thực sự thoải mái hoặc Katie cũng được, bởi vì cô ấy không bao giờ tranh cãi”.
“Anh biết mình đã làm gì không?”
Bạn có thể trả lời nàng bằng cách im lặng với hàm ý rằng “Tốt thôi, không nên phàn nàn thêm”, nhưng với nàng điều đó cho thấy bạn không hiểu gì về nàng.
Điều bạn cần là học cách để hiểu nàng. Theo Viện tâm lý và Sức khỏe giới tính (Mỹ), phụ nữ đánh giá mối quan hệ tốt đến đâu dựa theo việc bạn hiểu họ như thế nào. Nếu nàng tỏ vẻ giận dữ, thì bạn hãy nói: “Anh không có ý làm em đau khổ. Hãy nói với anh và chúng ta sẽ cùng giải quyết nó”.
“Em sẽ đi ăn trưa với bạn trai cũ. Anh không phiền chứ?”
Dĩ nhiên là bạn không thoải mái. Điều mà nàng thực sự đang làm là kiểm tra bạn bằng cách khiêu khích sự ghen tỵ. Nàng đang cho bạn thấy rằng nếu bạn không thể hiện sự ràng buộc thì nàng sẽ bỏ đi tìm một anh chàng khác.
Bạn nên đề nghị được đón nàng sau buổi gặp đó. Nàng thấy những cử chỉ như thế thể hiện sự quan tâm và thường thích khiêu khích thêm sự ganh tỵ đó như thể đó là một trò đùa. Khi ấy, bạn đừng tỏ ra giận dữ nếu không bạn sẽ đẩy nàng vào vòng tay của kẻ khác.
“Anh sẽ không phiền nếu em đến muộn chứ?”
Nếu nàng thường xuyên đến muộn hoặc muộn hơn 10 phút và không nói trước với bạn thì có thể nàng đang đùa bạn. Bạn hãy tỏ ra chủ động, đừng để nàng làm bạn phát điên. Phụ nữ vẫn thích những anh chàng hơn mình.
Nếu nàng đến muộn, bạn có thể kiếm một quán cafe gần đó và thưởng thức đồ uống. Hãy nói với nàng rằng bạn sẽ gặp nàng ở đó thay chỗ hẹn ban đầu. Nàng sẽ tỏ ra rất ngạc nhiên vì bạn đã không kiên nhẫn đợi nàng. Dù thế, nàng sẽ không giận mà còn thấy bạn hấp dẫn hơn.
“Chuyện của chúng ta rồi sẽ như thế nào?”
Nàng có thể hỏi câu này bất cứ lúc nào với hy vọng bạn sẽ buột miệng thốt ra điều đầu tiên xuất hiện trong đầu. Nếu không trả lời, nàng sẽ làm phiền bạn cho đến khi có được câu trả lời.
Cách giải quyết ổn thỏa trong tình huống này là bạn hãy làm cho nàng cảm thấy mình đặc biệt. Hãy nắm tay nàng khi bạn nói về một vài điều trong tương lai của hai người. Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ này chưa đi đến đâu thì hãy đề nghị nàng nói chuyện này vào lúc khác.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.


- See more at: http://www.cachchuabenh.net/

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Đòn tâm lý của nàng

Nàng khoác lên người bộ cánh quyến rũ khiến bạn phát điên. Hiển nhiên là đôi mắt bạn dán vào những đường cong tuyệt mỹ. Nàng biết vậy và cố tình làm thế nhưng lại gán cho bạn những đức tính rất “tầm thường”.

"Anh có nghĩ chiếc váy này làm em béo hơn không?". Đứng trước câu hỏi này, bạn sẽ phải cẩn trọng ở mức tối đa. Dù có nói gì đi nữa thì câu trả lời cũng phản cảm và sai bét. Nàng thừa biết mình béo chứ, và nàng đâu cần ai đó confirm.
Nhưng nếu dại khờ mà trả lời một cách mu muội rằng trông nàng vẫn thon nhỏ thì con thỏ con hiền lành sẽ thoắt biến thành phù thuỷ. Chứ gì nữa, nàng đang trừng phạt vì bạn nói dối. Tệ hại hơn, nàng bỗng oà khóc nức nở vì “Anh không hề yêu chính con người em”. Tại sao nàng lại thích chơi đòn cân não với bạn như vậy?
Rất đơn giản, nàng chỉ muốn thử thách bạn, và đó chính là vũ khí để nàng kiểm soát, chèo lái bạn theo hướng nàng muốn. Thử kiểm nghiệm điều này ở 3 giai đoạn: gặp gỡ, hò hẹn, và yêu đương để hiểu thêm về các ngón đòn tâm lý của nàng.
Nàng khoác lên người bộ cánh quyến rũ khiến bạn phát điên. Hiển nhiên là đôi mắt bạn dán vào những đường cong tuyệt mỹ. Nàng biết vậy và cố tình làm thế nhưng lại gán cho bạn những đức tính rất “tầm thường”.
Chết người hơn, nàng không ngại nói với bạn vài lời có cánh với bộ điệu lả lơi, nhưng lại chẳng đếm xỉa gì đến chuyện hẹn hò. Ấy là bởi nàng chỉ muốn làm bài test xem mình hấp dẫn đến nhường nào mà thôi, bạn đừng ngờ nghệch mà biến thành con gà nhé. Nếu mù quáng lao vào mê cung, nàng sẽ cho bạn biết thế nào là quyền lực của phái yếu. Dù có đến đích thì bạn cũng sẽ bị nàng dắt mũi mà thôi.
Don tam ly cua nang
Đôi khi bạn tưởng vòng khởi động đã an bài khi nàng nhận lời hẹn, nhưng rồi đến phút chót lại kiếm ra đủ nghìn lý do huỷ bỏ. Bạn cứ băn khoăn: “Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế”. Đơn giản lắm, nàng chỉ muốn tìm hiểu xem bạn thất vọng nhường nào khi bị nàng bỏ rơi mà thôi. Nếu vô tình để nàng biết được bạn đã thiểu não, khổ sở thế nào, nàng sẽ căn cứ vào đó để xiết chặt vòng kim cô.
Chưa hết, để được sánh bước cùng kiều nữ, điều kiện tiên quyết là phải đưa nàng đến những nhà hàng sang trọng. Có thể hiểu như thế này, nếu chi không mạnh tay, đừng hòng chiếm được cảm tình người đẹp. Mỗi một cái ôm, một nụ hôn, đều đáng giá bằng những món quà đắt tiền đấy.
Nàng nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng hạn, thỏ non sẽ õng ẹo: "Anh đưa em đi ăn ở đâu cũng được". Ấy thế nhưng nếu bạn không đưa đến chỗ vừa ý, nàng sẽ bĩu môi giận hờn suốt cả buổi. Chi bằng bạn cứ hỏi cụ thể xem nàng thích ăn món Âu hay món Á, nhà hàng đông vui hay riêng tư, như vậy thì nàng sẽ chẳng còn vạch lá tìm lỗi của bạn được nữa. Và tất nhiên, chẳng có cớ mà phụng phịu.
Nàng cứ thoả sức thể hiện những hành động điên rồ, nhưng lúc đó, trí óc nàng lại tỉnh hơn bao giờ hết. Nàng đang muốn xem bạn có thể chịu đựng được nàng ở mức độ nào. Nhưng hãy nhớ, được đằng chân, nàng sẽ lân lên đằng đầu cho mà xem.
Vậy bạn phải làm gì để đừng biến mình thành con rối. Đầu tiên, phải sáng suốt để biết lúc nào nàng chơi đòn cân não. Lật tẩy trò chơi của nàng và khẳng định bạn muốn thiết lập mối quan hệ cân bằng 50/50. Nhưng hãy nhớ, dù gì bạn cũng là phái mạnh, nếu cứng rắn muốn đòi quyền bình đẳng thì suốt đời bạn chỉ là người đến sau mà thôi. Sẽ có rất nhiều chàng sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu khó chiều của nàng đấy.


Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.


- See more at: http://www.cachchuabenh.net/

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Vì sao nàng thờ ơ?

Người ta thường ví cảm xúc tình dục nữ giống như một kho báu bị giấu kín, kho báu đó chính là sự thăng hoa, nhưng ít người biết rằng để có được cảm giác đó thì cần đến sự.. [..]
Người ta thường ví cảm xúc tình dục nữ giống như một kho báu bị giấu kín, kho báu đó chính là sự thăng hoa, nhưng ít người biết rằng để có được cảm giác đó thì cần đến sự đồng thuận và lên "đỉnh" cùng lúc của cả hai người. Tuy nhiên, qua các thăm dò cho thấy, có khá nhiều cặp vợ chồng rất khó để có thể đạt khoái cảm cùng lúc, đó là chưa kể đến tình trạng một trong hai người không đạt được khoái cảm.

Việc đạt được khoái cảm của nam giới thường không gặp nhiều khó khăn nhưng đối với phụ nữ thì ngược lại, không mấy người có được cảm giác đó. Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng tuy họ yêu chồng và vẫn đáp ứng được những ham muốn của chồng nhưng với họ thì chỉ 1 - 2 lần hoặc chưa bao giờ họ nhận được khoái cảm cực độ. Từ việc không nhận được khoái cảm thực sự khiến họ thờ ơ với chuyện tình dục có quan hệ cũng chỉ là để chiều chồng chứ bản thân họ không thấy có cảm xúc.
Một số nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ
Tình trạng suy giảm hay mất ham muốn tình dục là biểu hiện đầu tiên của bệnh lãnh cảm. Có thể do những căng thẳng, áp lực từ công việc khiến người phụ nữ thấy mệt mỏi, về nhà lại việc gia đình và chăm lo con cái... Những vất vả của cuộc sống hàng ngày đó lại không nhận được sự sẻ chia, động viên của người chồng khiến người phụ nữ mệt mỏi, chán nản và không còn hứng thú với chuyện ái ân nữa. Sau sinh, cơ thể người phụ nữ thường không được mảnh mai như trước khiến họ mất tự tin và ngại quan hệ. Cùng với tuổi tác, giai đoạn mãn kinh của người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố, lượng estrogen giảm khiến khả năng bài tiết dịch nhờn âm đạo làm giao hợp trở nên khó khăn, đau, lâu dần dẫn đến ngại quan hệ và ham muốn cũng vì thế giảm dần.
http://www.cachchuabenh.net/images/news/pnlc.jpg
Không đạt được cực khoái: Biểu hiện đạt cực khoái ở nữ giới là tình trạng tiết dịch nhờn âm đạo. Với một số phụ nữ, không đạt được cực khoái nhưng họ vẫn có cảm giác vui thích khi quan hệ với người mình yêu. Tuy nhiên, với một số người khác thì không đạt được cực khoái và không thỏa mãn trong chuyện quan hệ là một trong những bi kịch đe dọa hạnh phúc lứa đôi. Tình trạng rối loạn cực khoái ở phụ nữ chiếm tới 50% các rối loạn tình dục nữ.
Kích thích không đầy đủ là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn cực khoái ở nữ giới. Người chồng không có kỹ năng hoặc không để ý đến những xúc cảm của người vợ mà quá vồ vập hoặc quá thờ ơ, không có màn dạo đầu tốt khiến người phụ nữ dù ham muốn rất nhiều nhưng dần dần sẽ "mất hứng", họ cũng không nói cho bạn tình biết cách kích thích vào những điểm nhạy cảm trên cơ thể mình nên tình trạng rối loạn cực khoái sẽ xảy ra. Nhà tình dục học Stekel đã nói: "Không có người phụ nữ lãnh cảm mà chỉ có người nam giới vụng về".
Một số bệnh lý nội khoa, dùng thuốc chống trầm cảm, tâm lý lo lắng, căng thẳng, đau đớn, yếu tố văn hóa, quan hệ cá nhân bị ám ảnh trong quá khứ (bị cưỡng hiếp) đều gây ra những ấn tượng xấu khi quan hệ sẽ khiến họ không đạt được cực khoái hoặc cực khoái đến chậm.
Đau khi giao hợp: Đây là một trong những rắc rối tình dục thông thường mà phụ nữ ở mọi lứa tuổi hay than phiền và bị tác động nhiều nhất. Sự co thắt không chủ ý, liên tục hay lặp đi lặp lại của hệ cơ 1/3 ngoài âm đạo gây cản trở quá trình quan hệ tình dục. Có hai loại quan hệ tình dục đau ở nữ là đau âm hộ khi dương vật xâm nhập và đau bên trong nhiều hơn khi dương vật xâm nhập sâu hơn và cọ sát vào cổ tử cung hay túi cùng âm đạo. Nguyên nhân có thể do những viêm nhiễm như viêm âm hộ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u buồng trứng, u xơ tử cung... những đau đớn gặp phải này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người phụ nữ rất nhiều khiến họ rất sợ quan hệ tình dục, lâu dần sẽ không còn thấy ham muốn.
BS. Nguyễn Thùy Dung
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.


- See more at: http://www.cachchuabenh.net/tam-ly-phu-nu/vi-sao-nang-tho-o--n77-3785#sthash.YYvANeUw.dpuf


Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Nhóm lại " lửa lòng"?



Nhàm chán trong chăn gối và kém hấp dẫn nhau là điều dễ xảy ra ở các cặp vợ chồng lâu năm, vướng bận con cái hay quá bận rộn với công việc. Tuy nhiên, bằng cách khuấy động nó lên và dùng những mách nước sau đây, bạn có thể khôi phục lại ngọn lửa đam mê.

Làm mới mình
Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần biết là sẽ không thể có một cuộc ân ái tuyệt vời nếu bạn không cảm thấy mình hấp dẫn. Vì thế hãy thưởng cho mình những trang phục mới hay bộ đồ lót mới hoặc bất cứ điều gì có thể đưa sự hưng phấn trở lại “lộ trình” của bạn.
Lả lơi với nhau
Hãy tập thói quen gửi những tin nhắn vui nhộn và đầy gợi ý cho anh ấy cả ngày. Hãy làm cho anh ấy “thèm” bạn bằng cách nói với chàng “cái mà bạn đang mặc và điều bạn muốn làm với anh ấy sau đó”.
Tạo tâm trạng
Đừng đánh giá thấp quyền năng của việc thắp vài ngọn nến hay tranh ảnh mát mẻ. Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn luôn gợi tình và hãy tắt tivi.
Chỉ hôn nhau
Hãy thỏa thuận lệnh cấm “giao ban” trong một thời gian nhất định và chỉ hôn nhau để tập trung vào giai đoạn dạo đầu. Việc kiêng cữ có tác dụng thúc đẩy ham muốn ở hai “đương sự”.
Gây ngạc nhiên
Thỉnh thoảng, bạn hãy để chàng khám phá và ngắm bạn trong trang phục của “Eva”.
Tìm tư thế mới
Có đến 60 tư thế khác nhau trong “ân ái tự điển” Kama Sutra, vì thế không có lý do gì mà bạn không thử nghiệm cái mới.
Giả vờ làm người xa lạ
Trò chơi này không chỉ giới hạn trong phạm vi phòng ngủ. Hãy bắt đầu cuộc chơi từ trước khi về nhà bằng cách gặp nhau ở một quán cà phê và giả vờ như “ta chưa hề quen” trước đó.
Ra khỏi phòng ngủ
Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ về địa điểm là tất cả những gì bạn cần để khôi phục sự hưng phấn. Thậm chí, chỉ cần rời khỏi giường và tựa vào tường cũng mang đến cho hai bạn sự hứng khởi.
Theo cachchuabenh.net
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, nếu có những thắc mắc về sức khỏe, tâm lý nói chung bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/tam-ly-phu-nu/nhom-lai-lua-long--n77-3911#sthash.4doiF2ow.dpuf

Tags: tam ly phu nutam ly phu nu khi yeubieu hien cua benh đồng tính

Tin liên quan:

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bệnh sợ đám đông

Khi phải trình bày hay phát biểu một vấn đề gì đó trước số đông khán giả, nhiều người tỏ ra sợ hãi, lúng túng và hoàn toàn trái với hình ảnh hoạt bát, nhanh nhẹn lúc bình.. [..]
Khi phải trình bày hay phát biểu một vấn đề gì đó trước số đông khán giả, nhiều người tỏ ra sợ hãi, lúng túng và hoàn toàn trái với hình ảnh hoạt bát, nhanh nhẹn lúc bình thường.

Các chuyên gia cho rằng những người này mắc phải chứng bệnh sợ xã hội, có thể điều trị dứt điểm nếu như đúng cách.
Nhiều người mắc bệnh
Một cô gái trẻ tâm sự trên một diễn đàn dành cho phụ nữ rằng cô luôn có một nỗi sợ không thể chế ngự được mỗi khi phải nói trước đám đông. Nỗi sợ ấy được biểu hiện ra ngoài như mặt đỏ, toát mồ hôi, tim đập nhanh và đặc biệt có lúc không còn nhớ được mình định làm gì, nói gì...
Điều kỳ lạ là những triệu chứng đó chỉ xuất hiện trong những tình huống trước đám đông, còn bình thường cô được đánh giá là bạo dạn và rất hoạt ngôn.
Ở những người sợ toàn bộ tình huống xã hội thì có phần khác hơn, họ sợ tất cả những hoạt động công cộng, sợ những cuộc phỏng vấn, sợ cả việc đi xe buýt, vào nhà vệ sinh chung...
Điểm nổi bật ở những người mắc chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội là họ thường chú ý quá mức về bản thân, đánh giá xấu về hình thức của mình nên rất sợ người khác cười nhạo, tẩy chay, chế giễu. Cũng theo bác sĩ Huy, chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội rất phổ biến, chiếm tới 3-5% dân số. Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ngang nhau nhưng nữ thường tìm đến các cơ sở, chuyên khoa về tâm thần để điều trị nhiều hơn nam. Bệnh thường khởi phát trong khoảng thời gian 12-13 tuổi, có thể kéo dài trong vòng 25 năm nếu như không có phương pháp điều trị.
Di truyền
Bác sĩ Huy cũng cho biết gen di truyền đóng vai trò hàng đầu gây ra chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội. Những người có bố, mẹ hoặc anh, chị, em có chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội thường có nguy cơ bị ám ảnh sợ xã hội hoặc rối loạn nhân cách cao gấp 10 lần người bình thường.
Nhiều người cho rằng những người bị chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội là do tính cách nhút nhát, rụt rè nhưng thật ra là họ bị thiếu chất serotonin ở não, thực tế này ghi nhận ở tất cả các bệnh nhân.
Bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội không loại trừ một đối tượng nào. Bệnh viện Tâm thần Hà Nội ghi nhận có cả những trường hợp thuộc nhóm thường xuyên phải đối diện với đám đông như nhà giáo, nhà báo, người làm lãnh đạo... cũng mắc chứng bệnh này.
Trước khi tìm đến bệnh viện để thăm khám, họ đã sử dụng nhiều cách để chế ngự nỗi sợ nhưng không thành công, có những người trong số đó thường xuyên sử dụng rượu như một cách để lấy lại sự bình tĩnh.
Điều trị theo lộ trình lâu dài
Bác sĩ Huy cho rằng chất serotonin có ở rất nhiều loại thức ăn nhưng cơ thể không hấp thu chất này qua đường tiêu hóa.
Do vậy, những bệnh nhân mắc ám ảnh sợ xã hội thường được chỉ định dùng những loại thuốc trầm cảm để bổ sung chất này. Một số thuốc như sertralin, paroxetin, venis... được ưa chuộng và chỉ có kết quả sau một thời gian điều trị từ 4-12 tuần.
Muốn hoàn toàn dứt điểm chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội thì phải điều trị liều củng cố khoảng 36-60 tháng. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Bentodiazpin có tác dụng tức thời, sử dụng trước khi gặp các tình huống gây sợ hãi khoảng 30 phút.
Bác sĩ Huy đưa ra khuyến cáo dù chưa tìm thấy tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, thận, chức năng tình dục, sinh sản... nhưng bệnh nhân không nên sử dụng các thuốc chữa chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội một cách tùy tiện, phải có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu lên cơ thể.

Theo bác sĩ Huy, điều trị bằng thuốc không phải là phương pháp tốt nhất để chấm dứt chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội. Liệu pháp tốt nhất là kết hợp việc tập luyện và dùng thuốc.
Những bài tập đó có thể là tập nói một mình trước gương, tập nói trước số ít sau đó tăng dần lượng khán giả; lập kế hoạch chi tiết những việc cần làm, cần nói trước khi đối diện với đông người; đặc biệt phải tự nhủ với bản thân không nên sợ, không nên hồi hộp... Bác sĩ Huy nhấn mạnh: “Phải đối mặt với các tình huống sợ, chỉ có đối mặt mới có cơ hội vượt qua được nỗi sợ đó”.

Bác sĩ Lý Trần Tình cũng cho rằng điều trị chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội phải tuân theo một lộ trình tương đối dài, trong tình huống khẩn cấp thì có thể chế ngự nỗi sợ bằng biện pháp như hít thật sâu và thở ra thật chậm rãi. Nếu như áp dụng những biện pháp tập luyện như tập nói trước gương, tập sử dụng phương tiện công cộng... mà không thành công, bệnh nhân nên tìm đến các chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ Lý Trần Tình còn đưa ra lời khuyên không nên sử dụng rượu, chất ma túy, thuốc bình thần... để lấy lại sự tự tin.


Tags: tam ly phu nutam ly phu nu khi yeubieu hien cua benh đồng tính

Tin liên quan:

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Bạn đã biết về những người đồng tính?

Xét về nguyên nhân, về cơ bản chúng ta có thể phân đồng tính thành 2 loại: đồng tính có căn nguyên sinh học (nhiều người gọi là “đồng tính thật”) và đồng tính có căn nguy.. [..]
Đồng tính được biết đến như một xu hướng tình dục từ thời xa xưa. Ngày nay, đồng tính không chỉ là một xu hướng tình dục, mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ, một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thu hút được nhiều người tham gia.

Vì thế, hiện tượng này cần được quan tâm xem xét dưới góc nhìn khoa học và cần có sự định hướng rõ ràng cho giới trẻ. Là người làm công tác tham vấn và trị liệu tâm lý và tiếp xúc nhiều với những thân chủ có vấn đề đồng tính, tôi nhận thấy, trong những năm gần đây, hiện tượng này có xu hướng phát triển rất mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giới trẻ. Nhiều bộ phim về người đồng tính được công chiếu rộng rãi, những cuốn truyện về tình yêu đồng tính cũng được xuất bản rộng rãi, những đám cưới của người đồng tính cũng đã xuất hiện và cả những cuộc triễn lãm ảnh để kêu gọi sự cảm thông, chấp nhận và không kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính… đã vô tình làm cho giới trẻ nhận thức sai lệch về vấn đề này. Phải chăng, chúng ta đang cổ xúy cho trào lưu mới này của giới trẻ? Nhiều em học sinh chỉ mới lớp 6, lớp 7 đã bị lôi kéo vào trào lưu này và sau đó muốn dứt ra không thể dứt ra được. Và kết quả là gia đình đưa đến gặp chuyên gia tâm lý.
Người đồng tính, họ là ai?
Xét về góc độ giới tính, ngày nay chúng ta có thể chia thành 4 loại: giới nam, giới nữ, giới thứ 3 (đồng tính nam hoặc đồng tình nữ) và giới thứ 4 (nam-nữ chỉ “gắn bó” về mặt tinh thần chứ không có yếu tố tình dục). Về vấn đề này, có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ có 2 giới tính đó là giới nam và giới nữ chứ không có giới thứ 3, thứ 4. Đồng tính chỉ là một xu hướng tình dục chứ không phải là một giới tính. Theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi không đồng tình với nhận định này. Bởi vì, xét về mặt hiện tượng của vấn đề thì người đồng tính hay dị tính đều có quan hệ, gắn bó về mặt tình cảm, có tình yêu, trong tình yêu có định hướng tiến đến hôn nhân và muốn gắn bó lâu dài… thì không thể xem là một xu hướng tình dục được. Tuy nhiên, có 1 loại mà có thể xem đó là một xu hướng tình dục, đó là người lưỡng tính (có quan hệ tình dục với cả nam và nữ). Những người được gọi là người đồng tính (hay còn gọi là người thuộc giới thứ 3) khi những người này có khuynh hướng thích, yêu và quan hệ tình dục với người cùng giới với mình. Nam với nam người ta gọi là “gay”, nữ với nữ người ta gọi là “les”. Yếu tố tình dục dường như khá quan trọng ở người đồng tính nam (gay). Người đồng tính nam đến với nhau chủ yếu là ham muốn về mặt thể xác. Chính vì thế, mối quan hệ này rất lỏng lẻo và rời rạc, thời gian gắn bó của 2 người với nhau là khá ngắn, họ có rất nhiều bạn tình vì thế sự chung thủy là rất hiếm nên nhiều người đồng tính nam (gay) cảm thấy buồn và chán nản vì khó tìm một người chung thủy trong giới của họ. Người đồng tính nam (gay) dễ dàng chấm dứt một mối quan hệ khi nhu cầu về thể xác đã được thỏa mãn.
Ngược lại, ở người đồng tính nữ (les) thì lại khác. Yếu tố gắn bó chính trong mối quan hệ này là tình cảm. Vì thế, 2 người nữ lúc đầu chỉ là cảm mến nhau, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cảm thông vì hoàn cảnh của 2 người khá giống nhau, sống chung với nhau và theo quy luật hình thành tình cảm thì tình cảm này dần lớn lên và phát triển thành tình yêu và có yếu tố tình dục. Vì thế, đồng tính nữ có thời gian gắn bó lâu dài hơn đồng tính nam, tình cảm rất mãnh liệt. Nếu một trong 2 người không muốn tiếp tục vì không còn tình cảm hoặc đến với một người khác thì sẽ bị đối phương níu kéo, theo đuổi ráo riết và thậm chí là giết hại người bạn đời của mình vì không muốn đánh mất hay san sẻ tình cảm đó cho người khác.
Phân loại đồng tính
Xét về nguyên nhân, về cơ bản chúng ta có thể phân đồng tính thành 2 loại: đồng tính có căn nguyên sinh học (nhiều người gọi là “đồng tính thật”) và đồng tính có căn nguyên tâm lý xã hội (nhiểu người gọi là “đồng tính giả”).
Đồng tính có căn nguyên sinh học
Trong mỗi người chúng ta, có 2 loại hóc môn giới tính: Testosterone và Oestrogen. Testosterone hay còn gọi là hóc môn nam tính, có tác dụng hình thành hình hài người nam và nam tính ở người đàn ông. Nếu bạn là một nam thực thụ thì lượng Testosterone không những đủ để hình thành hình hài của người nam mà còn thể hiện nam tính của người đàn ông. Nếu lượng Testosterone ở người nam chỉ đủ hình thành hình hài người nam thôi, chứ không đủ để thể hiện nam tính, trong khi đó lượng Oestrogen (hóc môn nữ tính) có khuynh hướng gia tăng quá mức thì người nam đó sẽ có hình hài là nam nhưng tính tình, cách hành xử và giọng nói thì ẻo lả như con gái, thích tiếp xúc với người nam hơn và họ nghĩ mình là nữ nên tìm một đối tượng là nam. Vì thế, có hiện tượng là đồng tính nam (gay).

Ngược lại, nếu bạn là một người nữ, thì lượng Oestrogen phải cao để hình thành hình hài người nữ và nữ tính ở người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu lượng Oestrogen chỉ đủ để hình thành hình hài là nữ, trong khi đó lượng Testosterone lại có khuynh hướng gia tăng thì mặc dầu thân hình của bạn là nữ nhưng tính cách, cách hành xử và thích giao tiếp với nữ nhiều hơn. Bởi vì bạn đang nghĩ mình là nam chứ không phải là một nữ nên đối tượng họ hướng đến là một người nữ và điều này dẫn đến hiện tượng đồng tính nữ (les). Đồng tính có căn nguyên sinh học như đã trình bày ở trên có thể điều trị theo y học bằng cách duy trì việc bổ sung hóc môn và rèn luyện hành vi, thói quen trong giao tiếp và thậm chí có thể chuyển đổi giới tính. Bạn muốn biết mình có phải là người đồng tính có căn nguyên sinh học hay không thì có thể đến các bệnh viện để làm xét nghiệm về hóc môn giới tính. Ở đó các bác sẽ làm các xét nghiệm có liên quan và sẽ có kết luận về hoài nghi của bạn.
Đồng tính có căn nguyên tâm lý xã hội
Khi tiếp xúc với nhiều bạn trẻ là người đồng tính, hầu như các bạn đều thừa nhận và khăng khăng khẳng định rằng, mình là là loại đồng tính thứ thiệt (có căn nguyên sinh học) chứ không thừa nhận đó là do nguyên nhân tâm lý xã hội. Đây chỉ là lý do để ngụy biện cho trào lưu mà mình đang theo đuổi chứ không phải là sự thật của vấn đề. Vậy, người đồng tính có căn nguyên tâm lý là người như thế nào?
Đồng tính có căn nguyên tâm lý xã hội là loại đồng tính mà nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố tâm lý xã hội. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình:
Mong đợi của bố mẹ về giới tính của con trước khi sinh: Nhiều trường hợp, bố mẹ mong có con trai nên trong giai đoạn thai giáo, việc giáo dục thai nhi được tiến hành theo cách giáo dục cho nam. Khi sinh ra đời, đứa trẻ là một nữ chứ không phải là nam. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn muốn đứa trẻ đó là một người nam chứ không phải là nữ nên cho trẻ mặt đồ của nam, chơi những trò chơi của nam và giáo dục theo cách với nam… Tất cả những điều này dần làm cho trẻ không thể định hướng giới tính của mình một cách chính xác mà bị lệc lạc. Trẻ nghĩ mình là một người nam trong khi thân thể là một người nữ. Vì thế, trẻ có khuynh hướng gần gũi và thích tiếp xúc với nữ hơn và đối tượng trong tình yêu và hôn nhân đó là một nữ.
Gia đình có bố mẹ ly thân/ly hôn: Mặc dầu chưa có số liệu thống kê một cách chính xác, tuy nhiên, qua tiếp cận lâm sàng một số trường hợp đồng tính có căn nguyên tâm lý xã hội cho thấy, hầu hết trẻ rơi vào hoàn cảnh của những gia đình mà bố mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn xung đột, ly thân và ly hôn. Trẻ luôn chứng kiến những bất hòa xảy ra giữa bố mẹ chúng và không thể tin tưởng vào mối quan hệ tình cảm khác giới như mối quan hệ tình cảm của bố mẹ chúng hiện tại. Trẻ có xu hướng làm ngược lại để tránh sự đỗ vỡ như bố mẹ chúng đó là tìm đến mối quan hệ đồng giới để được an toàn.
Khủng hoảng về hình mẫu: Trong gia đình, thông thường trẻ có khuynh hướng chọn cho mình một mẫu người mà mình sẽ hướng tới. Hình mẫu với bé trai đó có thể là: bố, ông nội/ngoại, chú, bác, anh, người hàng xóm hoặc là nam diễn viên/ca sĩ mà chúng thần tượng… Hình mẫu của bé gái đó là mẹ, chị gái, bà nội/ngoại, cô, dì, người hàng xóm, hoặc là một nữ diễn viên/ca sĩ mà trẻ thần tượng. Cơ chế bắt chước đã giúp trẻ xây dựng mô hình giới tính của mình theo hình mẫu mà chúng đã lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề sẽ khác khi trẻ bị khủng hoảng về hình mẫu. Bố, mẹ trong gia đình không phải là hình mẫu cho trẻ hướng đến bởi vì bố, mẹ thì nghiện ngập, ngoại tình, đánh đập và hành hạ con cái, sống ích kỷ…làm cho trẻ không tin tưởng, hoài nghi về bố mẹ, thậm chí là ghét/căm thù bố mẹ. Trẻ cũng không chọn được ai để làm hình mẫu cho mình, vì thế trẻ có khuynh hướng làm ngược lại bằng cách chứng minh mình có thể làm người đàn ông tốt (trong khi thân thể của mình là nữ) hay người phụ nữ tốt (trong khi cơ thể của trẻ là nam).
Ảnh hưởng của tuổi thơ: Trẻ bị bạn bè trêu chọc là pê-đê khi còn nhỏ hoặc bị người đồng tính lạm dụng tình dục hay cưỡng hiếp.
Tính tò mò của tuổi trẻ và bạn bè xấu rủ rê: Nhiều bạn trẻ bước vào thế giới đồng tính chỉ vì bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo hay vì tò mò, muốn khám phá, trải nghiệm cái mới mà mọi người đang theo thử xem nó như thế nào nhưng khi bước vào rồi thì không có đường ra. Đây là nguyên nhân chính mà giới trẻ hiện nay bước vào thế giới thứ 3 theo trào lưu mới và không cân nhắc những tai hại đáng tiếc có thể xảy ra. Đây là những trẻ đáng trách hơn là đáng thương.
Những người đồng tính có căn nguyên sinh học là những người cần được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông và không kỳ thị của xã hội. Bởi vì, bản thân họ không muốn điều này. Những người đồng tính có căn nguyên tâm lý mà những nguyên nhân đó không phải là mình mong muốn, đó là hệ quả của người lớn gây nên cũng cần được quan tâm hỗ trợ của toàn xã hội. Tuy nhiên, đồng tính có nguyên nhân là tính tò mò của giới trẻ và bị bạn bè xấu rủ rê hay theo trào lưu mới của xã hội là những trường hợp đáng trách. Bởi vì, chính các bạn đã lựa chọn và ý thức về sự lựa chọn của mình.
Nếu bạn là người đồng tính hoặc là nạn nhân của những vấn đề đồng tính muốn tìm lối ra khi lạc lối nhưng không biết cách hay đang băn khoăn về lựa chọn “có nên trở thành người đồng tính hay không?” thì việc tham khảo và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý là điều thật sự cần thiết để bạn có quyết định chính xác. Đôi điều chia sẻ cùng các bạn trẻ. Các bạn hãy cân nhắc cho những lựa chọn của mình về vấn đề này.
Nguồn Tổng hợp
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về tình yêu cuộc sống của giới thứ ba, nếu có những thắc mắc về sức khỏe, tâm lý nói chung bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.


- See more at: http://www.cachchuabenh.net/tam-ly-thuong-gap/ban-da-biet-ve-nhung-nguoi-dong-tinh--n94-2472#sthash.v8R694ke.dpuf

Tags: tam ly phu nutam ly phu nu khi yeubieu hien cua benh đồng tính

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em