TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Cho con tiền tiêu vặt - bao nhiêu là đủ?

Những đứa trẻ trên dưới 10 tuổi thường hay được bố mẹ cho tiền vì sợ những lúc đói, khát... con sẽ cần dùng đến. Nhưng có nhiều đứa trẻ lại dùng tiền này làm những việc khác. Vậy có nên cho con tiền để tiêu mà không kiểm soát?

Sai lầm vì không cho con tiền tiêu vặt?


Cu Bờm nhà chị Lan (Kim Mã – Hà Nội) từ bé tới giờ, chẳng bao giờ biết tiêu tiền. Tiền mừng tuổi, bé đưa mẹ cất hết. Bé cần gì, bố mẹ đều mua cho, từ cái kẹo mút đến sách vở, quần áo. Hỏi bé các các loại tiền bé cũng chẳng biết nốt. Không biết bao lần cả nhà cười ồ lên vì bé “phát minh” ra có tờ tiền 3.000, 40.000, 60.000. Vợ chồng chị Lan rất yên tâm vì cho con làm quen sớm với tiền cũng chả ích lợi gì. Thế mà chiều hôm qua đi học về, chị hốt hoảng khi thấy cô giáo ghi vào sổ liên lạc của con: “Mời bố mẹ đến giải quyết việc con vay tiền của các anh lớp 5 để mua quay”. Căn vặn, mắng con một hồi, chị mới biết vì con thích chơi những con quay bán ở ngay cổng trường mà không có tiền mua, nên anh Bi (nhà cùng khu tập thể với nhà chị) cho em Bờm vay, mua một con quay. Mấy hôm không thấy em trả, anh Bi xuống mách cô giáo đòi tiền mua quay.

Cũng giống như chị Lan, nhiều bậc phụ huynh rất băn khoăn có nên cho con vài nghìn để tiêu vặt hay không? Mẹ Hà Chi cho biết: “Con gái mình hiện đang học lớp 3. Đôi khi mình cũng cho cháu vài ngàn để tiêu vặt. Dạo này, cháu hay hỏi xin tiều tiêu vặt hơn (chỉ 5000 đ/ lần). Nếu không cho, cháu không vui ra mặt”. Nhiều bé chưa biết cách tiêu tiền, nhưng vì “các bạn con đều được bố mẹ cho tiền” nên về cũng ra sức xin mẹ.

Bạn đừng khắt khe với suy nghĩ cho trẻ tiền tiêu vặt sẽ khiến con hư. Trái lại, đó là cách để trẻ học về chi tiêu, quản lý và tự lập khi có tiền.

Cho đúng cách, đúng thời điểm

Cô Quách Ngọc Oanh (Hiệu trưởng trường Tiểu học Cẩm Thủy, Thanh Hóa): Việc cho con tiền tiêu vặt phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, khéo léo của cha mẹ, môi trường sống của trẻ và thậm chí là tính cách của từng đứa trẻ. Do vậy sẽ không thể có một công thức cố định nào mà các bậc phụ huynh cần linh hoạt căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể để có cách ứng xử khác nhau.

Tuy nhiên, cho con tiền vào thời điểm nào không quan trọng bằng việc hướng dẫn con cách sử dụng như thế nào cho đúng. Khi trẻ còn ở độ tuổi tiểu học thì chưa nên cho tiền vì như vậy là quá sớm, ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Có thể ban đầu khi có tiền, trẻ chỉ mua kẹo bánh hay những thứ lặt vặt nhưng dần dần sẽ tạo thành thói quen tiêu tiền. Sau đó, nếu muốn những thứ có giá trị hơn, cần nhiều tiền hơn mà bố mẹ không cho, trẻ sẽ nghĩ cách xoay sở lấy. Không thể đưa ra một cách rõ ràng, cứng nhắc là có hay không mà cần phải căn cứ vào từng trường hợp, tình huống cụ thể.

Nên rèn cho con có sự nhìn nhận về đồng tiền một cách tích cực và có thói quen chi tiêu một cách khoa học. Giải thích rõ cho con biết tiền này sẽ được dùng vào việc gì, không được dùng vào việc gì. Sau đó thì sẽ phải giám sát xem tiền đó đã được tiêu vào việc gì. Nếu tiêu không đúng mục đích thì phải giải thích đúng sai để con hiểu. Nếu con tiêu không hết thì khuyến khích con cái tiết kiệm để dành cho những việc có ích như mua quà cho người thân trong gia đình.

Đừng tạo cho con suy nghĩ cứ xin tiền, sẽ có tiền. Tiền kiếm không dễ dàng. Vì thế, nếu được hãy dạy con bạn những bài học "được - cho" để bé quý trọng đồng tiền. Khi trẻ làm việc nhà như lau dọn phòng, làm bếp, gấp quần áo... bạn có thể thưởng cho con để trẻ biết rằng muốn có tiền phải lao động, tiền không phải là chiếc lá hai bao nhiêu trên cây cũng được. Tuy nhiên, việc áp dụng "được - cho" này nên có giới hạn vì dễ làm trẻ có suy nghĩ lệch lạc rằng bạn phải trả công khi trẻ làm việc nhà.

Dạy trẻ quản lý chi tiêu từ khi học lớp một

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (giảng viên trường Quản trị cuộc đời LIMA, TPHCM): Vì  để trẻ nhận biết việc sử dụng tiền ngay từ khi chúng bắt đầu có nhận thức về đồng tiền sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, giá trị của đồ dùng mà chúng đang sử dụng, phải có tiền thì chúng mới mua được đồ dùng đó.


Hơn nữa, trẻ phải biết được giá trị của lao động, đồng tiền chúng có được là do bố mẹ làm việc mà có.
Việc cho trẻ quyền quản lý chi tiêu sẽ giúp chúng chủ động và có trách nhiệm với số tiền mà chúng có được vì con người ai cũng vậy thôi, khi tiêu tiền của người khác thì thường tiêu một cách thoải mái, nhưng với đồng tiền của mình thì luôn luôn thận trọng, dè dặt.

Cho tiền nhưng giám sát chặt chẽ

Anh Nguyễn Văn Dũng (Hoàng Mai, Hà Nội, có con gái 8 tuổi): Tôi thỉnh thoảng có cho con tiền để bỏ vào lợn tiết kiệm hoặc cho vào ví cất dành. Việc cho tiền nhằm khuyến khích trẻ như được điểm cao hoặc làm việc tốt. Và sau khi cho cũng giám sát trẻ cho tiền vào quỹ luôn lúc đó. Tôi thường nói, số tiền này sau khi nhiều hoặc mỗi năm một lần sẽ mổ lợn để nộp tiền học phí hoặc mua sách vở học tập.

Ngoài ra, số tiền nhỏ để trong ví của cháu dùng vào các việc vặt như khi có ăn xin đến nhà sẽ để trẻ lấy cho, hoặc để mua sách khi cần thiết... Như thế, nói là cho con trẻ tiền nhưng việc chi tiêu tiền thì lại rất khắt khe, có sự giám sát của bố mẹ.

Trẻ không được sử dụng tiền vào các mục đích cá nhân hoặc chưa xin phép bố mẹ. Nếu trẻ dùng sai cũng có thể phạt lại bằng cách học nhiều điểm cao hơn hoặc sẽ trừ tiền tiết kiệm được.

Nguồn: tổng hợp

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hứơng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em