TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi

Có vô vàn nỗi sợ hãi mà con người thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên với tâm hồn non nớt, yếu đuối, sự sợ hãi của trẻ nhỏ sẽ có những điểm đặc trưng, cần được người thân che chở và bảo vệ.

Mỗi trẻ đều có những nỗi sợ khác nhau, nhưng thông thường nỗi sợ hãi ở trẻ thường có như sợ xem phim ma hoặc phim kinh dị; sợ ác mộng, hoặc những giấc mơ điên khùng, mơ bị rượt đuổi; sợ sấm chớp, bão tố, gió lốc; sợ những âm thanh ghê rợn trong đêm khuya tĩnh mịch; sợ bóng tối; sợ những loài động vật, côn trùng nhỏ, có nhiều chân (như con gián, giun, chuột, rắn rết, chó, mèo); sợ những hình ảnh khổng lồ… Lý do khiến trẻ cảm thấy sợ hãi là khi trẻ cảm thấy nguy hiểm, không an toàn. Sự phản ứng đầu tiên của sự sợ hãi là tim đập mạnh, cảm giác nghẹt thở; phản ứng tiếp theo của trẻ là tiếng hét, khóc to với sự hoảng hốt hoặc tè dầm.

Nỗi sợ hãi được coi như điều bình thường của cơ thể trước những nguy hiểm, giúp cho cho cơ thể sẵn sàng đối phó, đương đầu trước những nguy hiểm đó để bảo vệ cơ thể. Với trẻ nhỏ, những phản ứng của nỗi sợ hãi như một sự thông báo có sự nguy hiểm ở gần trẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thân. Ví dụ: Khi gặp ác mộng, trẻ sẽ la hét hoặc khóc. Tiếng la hét hay tiếng khóc chứng tỏ sự yếu đuối của trẻ và cần được người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ chạy đến bảo vệ chúng. Sự vỗ về, sự ôm ấp dịu dàng khiến trẻ yên tâm quay trở lại với giấc ngủ. Cũng giống như vậy, trẻ cũng rất sợ khi ngủ một mình trong bóng tối. Lý do là trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, trong bóng tối, trẻ có thể tưởng tượng vật xung quanh thành những điều gây nguy hiểm đối với trẻ. Vì vậy, ánh đèn nhẹ, cửa đóng chặt, có mẹ nằm gần đấy sẽ giúp trẻ yên tâm hơn. Chính vì vậy sẽ thật nguy hiểm nếu trẻ không có bất kỳ một sự sợ hãi nào, điều đó rất có thể dẫn tới những hành động liều lĩnh, hoặc bị tổn thương.


Vậy, các bố mẹ có thể làm gì trước nỗi sợ hãi của trẻ?

-       Trước hết là phải giúp trẻ bình tĩnh, bằng cách vỗ về, an ủi trẻ. Đề nghị trẻ kể lại về điều gì khiến trẻ sợ hãi. Hãy khẳng định về sự an toàn của trẻ vì đã có bố mẹ - người bảo vệ - ở bên bảo vệ trẻ trước nỗi sợ hãi. Điều này sẽ giúp trẻ yên tâm.

-       Có thể chuyển sự chú ý của trẻ sang một việc khác giúp trẻ quên đi nỗi sợ hãi. Việc này chỉ có tính chất tức thời, không giúp trẻ loại bỏ sự sợ hãi, nhưng có thể giúp trẻ trấn tĩnh ngay. Bố mẹ có thể sử dụng những cách thức khác kết hợp.

-       Cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết về những điều gây ra sự sợ hãi giúp trẻ nhận thức được sự khác nhau giữa sự thật và nỗi sợ hãi. Thông thường những nỗi sợ hãi của trẻ bắt nguồn từ những thông tin do sự vô tình hoặc cố ý của người khác, do những trải nghiệm nguy hiểm đã đến với trẻ, cộng thêm với trí tưởng tượng của trẻ làm tăng sự nguy hiểm về những thông tin khiến trẻ sợ hãi. Ví như, trẻ rất sợ chó vì trẻ đã từng bị cho cắn. Trong trường hợp này, hãy giải thích và cung cấp thông tin cho trẻ về việc nuôi chó sẽ có tác dụng như nào (như chó giúp trông nhà, làm bạn với con người, rất gần gũi với con người), những trường hợp nào mà chó lại dữ (có người lạ vào mà chó tưởng kẻ trộm, khi chó đẻ….) và cách thức phòng tránh… Điều này được thực hiện khi trẻ không trong tình trạng sợ hãi. Với trẻ lớn, trẻ có thể tự trấn an mình sau khi đã nhận thức được vấn đề sợ hãi của mình.

-       Thực hành đối diện với nỗi sợ hãi. Việc cung cấp thông tin cho trẻ là rất cần thiết, tuy nhiên giữa việc nhận thức với thực hiện là một khoảng cách lớn nếu trẻ không dần tập luyện việc đối mặt hoặc khắc phục sự sợ hãi. Cũng với ví dụ trên, khi trẻ hiểu về vấn đề sợ chó của mình, hãy cho trẻ tập thói quen nhìn chó từ xa, rồi nhìn gần, và cuối cùng có thể chạm vào con chó (tất nhiên là phải có người ở bên cạnh động viên, khuyến khích và phải đảm bảo sự an toàn cho trẻ). Trẻ sẽ nhận thấy sự sợ hãi đó là không cần thiết.

-       Tạo một môi trường gia đình an toàn và yêu thương, khiến trẻ yên tâm khám phá thế giới ngay cả khi trẻ đứng trước những nỗi sợ hãi.

Theo Viện tâm lý học

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe trẻ em, nếu có những thắc mắc thêm bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sỹ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em